Chị Oanh,ànhvàinghìnđồngmộtkgvẫnếoppo f1s nhà vườn ở Đồng Nai, cho biết vụ cam năm nay vườn nhà chị thu hoạch 3 tấn quả nhưng không có nhiều thương lái ghé mua. Cam chín nhiều nên chị phải "bán tháo" với giá chỉ 2.000-3.000 đồng một kg. Sau khi trừ chi phí, gia đình chị lỗ vài triệu đồng chưa tính công chăm.
Tương tự, gia đình ông Thành ở Vĩnh Long cũng cho rằng với mức giá quá thấp như hiện nay không đủ bù đắp chi phí phân bón, nhân công. "Vụ tới, gia đình tôi sẽ thiếu vốn để xoay xở", ông nói.
Khảo sát tại các chợ truyền thống ở TP HCM và cửa hàng online cho thấy giá cam sành bán ra thấp kỷ lục. Tại chợ, giá bán lẻ là 8.000 đồng, nếu khách mua 5 kg chỉ 35.000 đồng, tức khoảng 7.000 đồng một kg.
Mặc dù giá thấp, sức mua trên thị trường vẫn rất yếu. Chị Loan - chủ cửa hàng trái cây trên đường Phạm Văn Chiêu (Gò Vấp) - cho biết lượng cam bán ra giảm 30% so với trước đó do người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn khác tốt hơn.
"Ba ngày nay, tôi chỉ bán được vài chục kg cam nên đang tạm ngưng và thay thế bằng quýt đường, cam Vinh được khách chuộng hơn", chị Loan chia sẻ.
Theo bà Nguyễn Hương, cơ sở thu mua cam ở Vĩnh Long, năm nay cam sành đã trải qua hai lần rớt giá mạnh. Đợt tháng 6, nhà vườn còn bán được 5.000-6.000 đồng một kg, nay giá "rẻ như cho".
"Năm ngoái một ngày có thể bán sỉ 3-5 tấn cam cho các cơ sở ở TP HCM, nay chỉ khoảng 1-1,5 tấn", bà Hương nói về sức mua giảm mạnh.
Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Long cũng cho thấy tại Tam Bình, cam sành loại 1 có giá 4.000 đồng một kg, cam sành loại 2 giá 3.000 đồng, cam xô còn 2.000 đồng, tất cả đều giảm 50% so với vụ trước.
Theo Sở này, nguyên nhân giá cam sành giảmlà do các chợ đang tiêu thụ rất chậm, trong khi đó sản lượng từ các nơi cung ứng nhiều dẫn đến tình trạng "dội chợ". Người trồng thua lỗ đợt trước nên cũng không mặn mà chăm sóc vườn khiến mẫu mã trái đợt này không đẹp, càng khiến giá lao dốc.
Ngoài ra, theo thương lái, nhiều loại trái cây giá rẻ từ thị trường Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam, cộng với các loại cam canh miền Bắc, cam Vinh vào vụ, sản lượng tăng 10-15% so với năm ngoái khiến cam sành khó cạnh tranh.
Theo Sở Nông nghiệp các tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Nai,... sản lượng cam năm nay đạt hàng triệu tấn, trong đó, riêng Vĩnh Long khoảng 1 triệu tấn. Hiện, nguồn cung trên thị trường đang dư thừa - đây là một áp lực lớn trong khâu tiêu thụ khi sức mua trên thị trường quá yếu.
Ngoài cấp tập phân phối với giá rẻ, các Sở Nông nghiệp cũng đang xúc tiến thương mại để tìm thị trường tại các khu công nghiệp TP HCM, Bình Dương và các tỉnh phía Bắc để tăng tiêu thụ. Các Sở cũng khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến sâu.
Hiện, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã làm hồ sơ gửi sang Trung Quốc từ tháng 5, đàm phán các tiêu chí kỹ thuật để xúc tiến mở cửa thêm cho cây có múi sang Trung Quốc và các thị trường lân cận khác.
Để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sắp tới, Cục đề nghị chính quyền địa phương, hợp tác xã cùng phối hợp với doanh nghiệp tổ chức hỗ trợ kỹ thuật trồng cho nông dân. Khi cam đạt chất lượng cao, hoạt động xuất khẩu sẽ dễ dàng hơn và đầu ra ổn định.
Thi Hà